Bố mẹ cần biết: Trẻ sơ sinh bị bẹp đầu (Hội chứng đầu phẳng) ? Tưởng chuyện nhỏ mà hậu quả không hề nhỏ!

Có một cháu bé ngay gần nhà có cái đầu dẹp lép như cá trê, đã từng đi sang Mỹ khám đã bị hội chứng khớp thái dương hàm khá nặng. Cô gái xinh xắn 16 tuổi mà hàm dưới mở nửa đường thì kẹt, nói, nhai hay ngát đều đau đớn. Nếu coi kỹ hơn thì đầu có hình dạng bất thường, xương mặt và mắt bên lớn bên nhỏ. Theo Học Viện Nhi khoa Hoa kỳ thì cứ 3 em bé sẽ có một bé bị hội chứng đầu phẳng. Vậy bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho mọi người biết đến hội chứng đầu phẳng tưởng là chuyện nhỏ mà hậu quả không hề nhỏ.

Bệnh bẹp đầu là gì?

Bệnh bẹp đầu chính là bệnh thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ từ sơ sinh tới 6 tháng tuổi khi cơ xương phát triển và còn rất mềm, do xương sọ đã bị tác động ngoại lựa đè ép kéo dài, thường là phía sau đầu do nằm ngửa lâu kéo dài, khiến xương sọ vùng đó bị dẹp, phẳng, đồng thời xương sọ bị ép phải phát triển ngược lại về hướng không bị ngoại lực. chính vì thế đã làm cho sọ phát triển dị dạng bất thường dẫn tới dị dạng mặt và các phần khác của xương đầu.

Bệnh có hai dạng chính:

+Plagiocephaly: đầu lép phía sau ở một bên, làm cho xương sọ phát triển về phía trước của bên đó.

+Bradycephaly: toàn bộ phía sau bị lép, phía sau đầu sẽ phẳng lì, giống như hình chữ nhật.

Nguyên nhân gây ra?

Một trong những nguyên nhân chính gây ra hội chứng này do cơ cổ của bé bị bó chặt khiến bé khó quay đầu. Và vì khó quay đầu, nên bé có xu hướng giữ đầu ở một vị trí khi nằm dẫn đến đầu bị lép. Ngoài ra, thì có một số bé thích ngủ hoặc nằm quay đầu về một hướng. Khi đầu liên tục bị nghiêng sang một bên hoặc nằm ngửa áp lực sẽ hình thành và tạo thành mặt phẳng ở trên hộp sọ.

Nếu các em bị sinh non có nhiều khả năng bị hội chứng đầu phẳng, do hộp sọ của bé thường bị mềm hơn so với những bé sinh đủ tháng. Bé sinh non còn phải nằm yên một chỗ nhiều hơn vì sức khỏe bé không cho phép bé được di chuyển phải nằm chăm sóc đặc biệt dành cho bé sơ sinh. Hoặc khi bé ở trong bụng mẹ, tư thế trong tử cung khi khung chậu hẹp, u bướu, mang thai nhiều con cùng một lúc dễ làm xương sọ biến dạng.

Trẻ sơ sinh bị bẹp đầu gây ra tác hại gì?

Nếu bị nhẹ thì không có tác hại gì đáng kể ngoài có cái đầu hơi méo méo chút. Nếu nặng thì có nhiều tác hại về lâu dài ảnh hưởng cuộc sống khi bé lớn. Khi xương sọ dị dạng đủ nhiều, sẽ làm dịch chuyển các cấu trúc của nền sọ. Hãy tưởng tượng cả cái đầu là cái nhà của bạn, nền sọ như là cái móng nhà, xương sọ là cái khung nhà, khuôn mặt là mặt tiền nhà, còn hàm dưới như cửa lớn của cái nhà. Nếu cái móng nhà méo mó, dị dạng thì các cấu trúc xây trên nó sẽ như thế nào?

Nghiên cứu mới nhất của Seattle Children's Craniofacial Center cho thấy trẻ bị bệnh đầu bẹp lúc nhỏ có điểm về nhận thức, tư duy và trí nhớ kém hơn các trẻ không bị bệnh đầu bẹp. Và đồng thời thì trẻ có bệnh bẹp đầu cũng có kết quả học tập kém hơn các trẻ không mắc bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh bẹp đầu cho con như thế nào?

Đối với bố mẹ đã biết được con mình bị bẹp đàu do nằm nhiều thì bố mẹ nên thay đổi tư thế cho bé. Có nhiều ý kiến bố mẹ cho rằng nên cho con nằm gối mềm. Nhưng theo Hiệp Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nằm ngửa và trên mặt phẳng tương đối cứng, không có gối hay miếng lót xung quanh vì tăng nguy cơ đột tử. Tăng thời gian nằm sấp bằng nhiều các tùy thuộc theo lứa tuổi như:

+ Trẻ từ 0 – 2 tháng tuổi cơ cổ còn rất yếu, cho bé bằm sấp trên ngực, vừa tăng tình cảm giữa bố mẹ và vừa đầu dẹp. Cổ cứng hơn chút thì cho nằm sấp, ấn nhẹ vùng hông cho bé tập nâng đầu.

+ Trẻ 3 – 6 tháng, cho bé nằm sấp chơi nhiều hơn, dùng gương, đồ chơi dụ cho bé nâng đầu và tiến người về phía trước.

+ Trẻ 6 – 9 tháng, bố mẹ nên dành thời gian cho bé chơi xích đu nhún, hay ra bên ngoài môi trường sẽ giúp bé nhanh biết đi hơn.

Còn đối với trẻ bị vẹo cổ hay có xu hướng chỉ nằm về một phía. Thì trẻ sơ sinh vẹo cổ là do cơ vùng cổ ngắn hơn ở một bên và co kéo về bên đó nhiều hơn. Bây giờ phải tìm đủ mọi cách cho trẻ xoay đầu sang bên kia nhiều hơn. Nếu tròn trường hợp bé bị vẹo cổ thì nên cho bé đi tập trị liệu cơ cổ với liệu pháp cằm – vai và tai – vai, thường xuyên hàng ngày.

Sản phẩm xích đu nhún nhảy tập đi Jumper Kids – giúp trẻ thoát khỏi hội chứng đầu phẳng

Bố mẹ thường xuyên cho bé vận động nhiều hơn từ tháng thứ 4 trở đi, và cho bé tập thể dục một cách khoa học để phòng tránh bệnh bẹp đầu từ việc cho bé dùng xích đu nhún nhảy. Bởi khi bé chơi xích đu sẽ vận động sớm sẽ giúp bé phát triển chiều cao vượt trội, thúc đẩy sự phát triển của hệ cơ xương, nâng cao sức đề kháng, giúp cải thiện hệ miễn dịch và tiêu hóa ở trẻ.

Bé sẽ lớn dần và cân nặng cũng sẽ tăng dần, bố mẹ cũng không thể bế ẵm bé mãi được, sẽ rất mỏi tay. Xích đu nhún nhảy tập đi sẽ là một lựa chọn mà bố mẹ nên lưu ý để giải quyết tình trạng hội chứng đầu phẳng.

Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm xích đu nhún nhảy vui lòng liên hệ tới địa chỉ dưới đây.

Công Ty TNHH Jumper Kids Việt Nam

Địa chỉ: Số 05, Kiệt 30 Ngự Bình, Phường An Cựu, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên - Huế

Hotline: 1900565617 & 0898.219.123

Email: Jumperkidsvietnam@gmail.com

Website: https://xichduembe.jumperkidsvietnam.com/

 

TAGS :

xích đu nhún nhảy

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

Sale

Không sẵn có

Hết hàng