Lỗi giao diện: file 'snippets/evo-article-amp.bwt' không được tìm thấy
Trang chủ Liên hệ

Tập đi cho bé theo hướng dẫn

Phạm Viết Sĩ 16/03/2018

Khi nào con biết đi, cách giúp bé tập đi thế nào… luôn là những đề tài mà nhiều bố mẹ quan tâm. Nếu con đang tập đi, bạn hãy tham khảo bài viết này nhé.

Bạn cảm thấy rất hạnh phúc khi nhìn con chập chững những bước đi đầu tiên và nghĩ đến ngày mình có thể nắm tay và dắt con đi dạo trong công viên? Tuy nhiên, tập cho trẻ đi không phải là một việc dễ dàng mà trải qua rất nhiều giai đoạn. Bước đi là một kỹ năng sống và giống như những kỹ năng khác, nó đòi hỏi rất nhiều sự giúp đỡ của bố mẹ. Khi 1 tuổi, bé đã bắt đầu tập những bước nhỏ với sự trợ giúp của bố mẹ. Đến 18 tháng, bé có thể tự đi mà không cần đến sự hỗ trợ nữa. Bé có thể đạt được mốc phát triển này khi trải qua rất nhiều giai đoạn.

 

 

5 giai đoạn thông thường bé tập đi

Dưới đây là một chuỗi các hành động dẫn đến việc bé có thể tự bước đi những bước đầu tiên:

Cho bé luyện tập nhiều lần, khuyến khích bé làm những việc mà bạn có thể làm để giúp bé bước đi tốt hơn.

 

 

4 bài tập vui nhộn bố mẹ thường dùng để giúp bé tập đi

Tập đi thông qua những hoạt động vui chơi hàng ngày sẽ giúp bé biết đi nhanh hơn.

1. Với lấy đồ chơi

Độ tuổi: bé từ 6 tháng trở lên

Cách chơi: Đỡ bé đứng dậy, sau đó nhờ một người khác đưa món đồ chơi mà bé thích lên cao hơn một chút để bé phải nhướng đầu lên. Giúp bé nhảy lên để với lấy món đồ chơi.

Lợi ích: Phát triển cơ và khớp để duy trì trọng lượng cơ thể.

2. Nhảy múa

Độ tuổi: bé từ 8 tháng trở lên

Cách chơi: mở nhạc mà bé thích, sau đó đỡ bé đứng dậy. Nắm tay bé và giúp bé di chuyển cơ thể theo điệu nhạc. Khi bạn nắm tay bé, chân của bé sẽ chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Việc chuyển động sẽ làm trọng tâm cơ thể thay đổi, giúp bé giữ thăng bằng tốt hơn.

Lợi ích: giúp bé học được cách giữ thăng bằng, phát triển bắp chân.

3. Bước đi trên xốp hơi bong bóng

Độ tuổi: bé từ 11 tháng trở lên

Cách chơi: trải một tấm xốp hơi bong bóng lên sàn nhà, đặt đồ đạc để bé vịn, sau đó để bé đứng lên miếng xốp. Bé sẽ cảm nhận được điều kỳ diệu của miếng xốp hơi bong bóng này. Khi bé bước đi, bong bóng ở dưới chân sẽ kêu “lốp bốp, lốp bốp” khiến bé thích thú. Nếu bé có vẻ bối rối và không biết làm thế nào, bạn hãy làm mẫu cho bé.

Lợi ích: giúp bé luyện tập để hoàn thiện kỹ năng bước đi.

4. Đi bộ cùng nhau

Độ tuổi: bé từ 12 tháng trở lên

Cách chơi: Ba mẹ hãy đưa bé đến công viên hoặc bãi biển. Ba và mẹ mỗi người nắm lấy một tay của bé và tập bước đi. Nếu bạn thấy bé muốn buông tay mình ra bạn hãy làm theo ý bé muốn nhưng vẫn bước đi đằng sau bé. Đây là sẽ là một khoảnh khắc vô cùng sung sướng khi bạn nhìn thấy bé dần trưởng thành.

Lợi ích: giúp bé tập đi, thắt chặt tình cảm gia đình.

Nếu bé không muốn tập đi thì sao?

Có một số bé sẽ biết đi khá chậm. Dưới đây là 4 nguyên nhân của tình trạng này mà bạn nên biết:

5 cách khuyến khích bé tập đi

1. Khuyến khích bé bò và đứng

Bé tập đi khi bé đã học được cách đứng. Tuy nhiên, trước đó bé học bò. Bò là nền tảng để bé đứng lên và bước đi. Vì vậy, bạn hãy khuyến khích bé bò để phát triển các cơ bắp chân.

2. Tập cho bé đứng

Khi bé 6 tháng tuổi, mỗi ngày bạn hãy dành vài phút để giữ bé đứng dậy. Điều này sẽ giúp bé làm quen với việc đứng và học cách đặt trọng tâm cơ thể lên hai chân. Trọng lượng của cơ thể sẽ kích thích việc phát triển cơ chân.

3. Các vật dụng giúp bé đứng lên

Có một số đồ chơi được thiết kế đặc biệt để giúp bé đứng lên. Bạn hãy mua vài món và đặt gần bé khi bé đang chơi..

4. Tạo điều kiện thuận lợi để bé tập đi

Khi bé bắt đầu biết tự đi bằng cách bám vào đồ đạc xung quanh, bạn hãy bố trí những vật dụng một cách thuận lợi nhất để bé vịn vào. Chú ý quan sát bé và để bé tự đi một mình.

5. Để bé tự đi

Khi bé tự đi được, bạn đừng cố đỡ bé. Thay vào đó, bạn hãy đóng vai trò như một người bảo vệ. Như vậy, bé sẽ học được cách giữ thăng bằng cơ thể trên chính đôi chân của mình. Việc này không chỉ đòi hỏi sự vận động của chân mà còn cần đến sự kết hợp của não và tai.

Những điều cần lưu ý khi cho bé tập đi

1. Đừng để bé một mình

Không bao giờ để bé một mình dù là bé đã được 18 tháng tuổi và bắt đầu tự bước đi được. Nếu bạn và bé đang tập đi bộ ở ngoài trời thì bạn cần phải cẩn thận hơn. Bé có thể ngã bất cứ lúc nào. Vì vậy, bạn hãy luôn để mắt đến bé nhé.

2. Bắt đầu tập đi trên bề mặt mềm mại

Khi bé mới bắt đầu tập đi, bạn nên để bé tập trên những bề mặt mềm như thảm, nệm… Điều này sẽ giúp bàn chân của bé bớt căng thẳng. Nếu có ngã thì bé cũng sẽ không đau. Khi bé đã đi tốt hơn, bạn có thể chuyển sang các bề mặt khác cứng hơn.

3. Không nên cho bé dùng xe tập đi

Xe tập đi không tốt cho bé. Thay vào đó, bạn nên sử dụng những bộ khung cố định, không có bánh xe để giúp bé tập đi. Một chiếc xe đẩy đồ chơi cũng rất hữu ích trong việc giúp bé tập đi. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo rằng xung quanh xe luôn có hàng rào để giữ bé lại.

4. Đi chân đất

Khi ở nhà, bạn hãy cho bé đi chân đất vì điều này giúp bé cảm nhận được kết cấu của sàn. Ngoài ra, bé cũng cần có những cử động tự do mà không bị giày trói buộc. Tuy nhiên, khi đi ra ngoài, bạn phải cho bé mang giày để bảo vệ chân bé. Khi chọn giày cho bé, bạn nên chọn những đôi giày nhẹ, linh hoạt và có lớp đệm bên trong. Bên ngoài, giày phải được thiết kế chống trơn trượt. Bàn chân bé thường phát triển với tốc độ rất nhanh, điều đó có nghĩa là bé sẽ cần một đôi giày mới sau vài tháng. Kiểm tra xem giày và chân của bé có vừa vặn với nhau không để biết khi nào nên đổi giày cho bé.

5. Đừng nôn nóng

Đi bộ là một bước ngoặt quan trọng mà bé cần phải đạt được khi đúng thời điểm. Tuy nhiên, bạn đừng quá nôn nóng dẫn đến những hành động đốt cháy giai đoạn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Hãy để bé phát triển một cách tự nhiên, khi bạn thấy bé thích thú với việc tập đi thì đó chính là lúc mà bạn nên dạy cho bé những bước đi đầu tiên.

Khi bé bắt đầu tập đi, bạn nên gỡ bỏ những vật dụng nguy hiểm xung quanh nhà. Dùng băng keo quấn các cạnh nhọn của đồ đạc lại. Hãy chắc chắn rằng có một môi trường an toàn để bé tập đi.

6. Mẹ có nên cho bé sử dụng xe tập đi không?

Các chuyên gia khuyên rằng bố mẹ không nên cho bé sử dụng xe tập đi. Tuy cách này giúp bé dễ dàng bước đi hơn nhưng lại ngăn chặn cơ bắp ở đùi phát triển. Thay vào đó, bố mẹ nên dùng tay đỡ bé từng bước đi để giúp cho sự phát triển cơ, xương của bé.

Con yêu sẽ có khả năng gì sau khi biết đi?

Khi biết tự đi một mình, con sẽ bắt đầu làm chủ bản thân để di chuyển nhanh hơn:

1. Đứng vững

Khi 14 tháng tuổi, bé có thể đứng một mình. Bé đã biết ngồi xổm xuống và sau đó đứng lên, thậm chí có thể đi lùi nữa.

2. Đi nhiều hơn

Khi con được 15 tháng tuổi, việc đi đứng đã trở nên thành thạo hơn. Bé có thể chơi trò chơi đẩy và kéo khi bước đi. Ở tuổi này, những bước chân của bé khá xa nhau và bàn chân hướng ra bên ngoài. Điều này là bình thường để giúp bé giữ thăng bằng.

3. Leo cầu thang

Bé sẽ bắt đầu thích đi lên và xuống cầu thang mặc dù vẫn cần đến sự giúp đỡ của bạn.

4. Leo trèo và đá chân

Con sẽ đi thành thạo lúc 18 tháng tuổi. Bé thích leo lên đồ đạc trong nhà, kể cả cầu thang, mặc dù bé vẫn cần được giúp đỡ để leo trong vài tháng tới. Bé có thể cố đá một quả bóng, mặc dù không phải lúc nào cũng thành công và bé sẽ thích nhảy khi nghe nhạc.

5. Chạy nhảy

Ở tháng thứ 25 hoặc 26, các bước chân của con sẽ vững hơn. Bé sẽ điều khiển gót và ngón chân khi đi như người lón. Vậy nên việc chạy nhảy cũng trở nên dễ dàng hơn.

Bé tập đi sẽ là giai đoạn đáng nhớ trong quá trình làm bố mẹ của bạn. Hy vọng rằng với những gợi ý trên, bạn sẽ có những kỷ niệm đẹp cùng con yêu nhé!

Dấu hiệu đáng báo động

Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn nên biết để có cách xử lý kịp thời:

Nếu bé có những dấu hiệu trên, hãy đưa bé đến bác sĩ. Điều này có nghĩa là bé sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để học cách đi. Hoạt động vui nhộn là tất cả những gì bé cần để làm chủ kỹ năng bước đi. Khi bé đã tự bước đi được, bạn và bé sẽ có rất nhiều khoảnh khắc đẹp để tận hưởng cùng nhau đấy

CÔNG TY TNHH JUMPER KIDS VIỆT NAM

Địa chỉ: 151 Đoàn Ngọc Nhạc, TP. Đà Nẵng

Điện thoại/Zalo: 0915 268 279 - 0393 568 579

Email: jumperkidsvietnam@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/ctytnhhjpkvn

Bài viết liên quan